Thứ Hai, 5 tháng 6, 2023

6 bước xây dựng hệ thống Automation cho riêng bạn.


 

Khái niệm về Automation marketing không có gì lạ nữa vì rất phổ biến hiện nay – Automation marketing hiểu đơn giản là Tự động hóa hệ thống marketing – đặc biệt là Digital marketing – mà trước kia các doanh nghiệp vẫn hay làm thủ công và mất rất nhiều nhân lực cho việc này.

 

 

 

 

10   yếu tố cơ bản của tự động hoá marketing gồm:

 

 

 

 

1.      Tiếp thị qua thư điện tử: Bắt đầu và được lên lịch trình dựa trên sở thích, vai trò, nhân diện và hành động của người mua.

 

2.      Thiết kế trang đích (landing page) và biểu mẫu: Cho từng chiến dịch và chuẩn CRO.

 

3.      Quản trị chiến dịch: gồm phát triển và tái chế nội dung (sáng tạo, video, nội dung ngắn và dài).

 

4.      Các chương trình marketing: Thông điệp, Kêu gọi hành động và nội dung liên quan hỗ trợ bán hàng.

 

5.      Lead Generation: Quảng cáo, truyền thông xã hội, viral và hiển diện trên các bộ máy tìm kiếm để thúc đẩy sự tham gia vào hệ thống.

 

2


 

6.      Nuôi dưỡng lead/Chấm điểm lead/Quản trị vòng đời: Gồm sự ưu tiên các loại khách hàng dựa trên sự phù hợp và tiềm năng mua hàng, bổ sung thêm sàng lọc lead theo sự gắn kết và sở thích. Nhận định rằng các khách hàng hiện tại luôn luôn là lead, và giữ họ trong hệ thống để luôn mạng nội dung phù hợp.

 

7.      Tích hợp CRM: Sự chuyển đổi leads thành cơ hội bán hàng và theo dõi. Điều này gồm việc tích hợp kỹ thuật các nền tảng như Salesforce.com.

 

8.      Năng lực marketing Truyền thông xã hội: bao gồm tích hợp các nền tảng như Hootsuite để theo dõi và ghi lại tốt hơn các hoạt động xã hội trở thành bán hàng.

 

9.      Quản trị nguồn lực: Gồm các dịch vụ tư vấn.

 

10. Phân tích marketing: Gồm việc đo lường các đóng góp của từng chiến dịch và các yếu tố chương trình liên quan vào doanh thu đặc biệt là tracking nguồn traffic, khách hàng và CPL (Chi phí trên leads).

 

Thế vai trò của Marketing Automation đối với doanh nghiệp năm 2014 ra sao?

 

 

 

 

3   lợi ích của việc tự động hoá marketing

 

 

 

 

1.      Tiết kiệm thời gian tiền bạc

 

2.      Đo lường và tối ưu hoá các khoản đầu tư tiếp thị

 

3.      Tăng trưởng doanh thu nhanh hơn

 

Mục tiêu cao nhất của tự động hoá marketing là tăng hiệu quả và tăng trưởng doanh thu. Cụ thể hơn, các công ty thường kỳ vọng khả năng:

 

Gửi email phù hợp, đúng lúc cho các khán giả được phân khúc

 

Tạo và thử các trang đích cho các chiến dịch khác nhau một cách dễ dàng

 

Lọc các lead và ưu tiên các hoạt động dựa trên cấp độ tương tác nội dung, vai trò và tiềm năng mua hàng

 

Đo lương doanh số từ các yếu tố khác nhau hoặc các điểm tiếp xúc khác nhau trong một chiến dịch

 

3


 

Marketing Automatiion cũng giúp việc hiểu lịch sử của các chiến dịch marketing và nó sẽ là những thông tin vô cùng quý báu với bạn cho việc điều chỉnh các chiến dịch trong tương lai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4


 

6 bước xây dựng hệ thống Automation cho riêng bạn.

 

Tìm ra thị trường ngách mà mình có sở trường

 

Tạo và đóng gói sản phẩm (Theo bậc thang )

 

Sản phẩm bán được hay không là do cách đóng gói (Liên quan đến việc cho khách hàng LEO THANG)Với mỗi khách hàng thì có 3 độ nhiệt khác nhau

 

1.      COLD: Khi mới gặp chưa biết nhau…

 

2.      Warm: Đã có những trải nghiệm tốt

 

3.      HOT: Nóng, bán gì cũng mua…

 

Cần Gáo dục nhu cầu cho khách hàng, cho đi trước khi bán (GIVERS GAIN)Tạo nhiều bẫy khác nhau (Thả nhiều thính <= Câu này em bịa ra)

 

Tạo phễu (đưa khách hàng vào phần chìm của tảng băng)

 

5  Loại phễu:

 

1.      Opt-in

 

2.      Webinar

 

3.      Sale (Giảm giá, mã coupon…)

 

4.      Launch – Ra mắt SP

 

5.      Membership-site

 

Content Marketing: Viết Ebook, Blog, Website, Video…

 

Miễn Phí: Hướng đến Hệ Thống

 

Có phí: Chỉ là sáng gieo chiều gặt

 

Marketng System

 

Follow up khách hàng sau khi vào phễu 3 đến 6 tháng thậm chí là cả năm

 

Sale system

 

Sale và Marketing luôn cần phải gần gũi với nhau

 

Xây dựng hệ thống: “Thà ăn bánh mì 3 tháng, 6 tháng còn hơn 30 năm ăn bánh Mỳ”

 

 

5


 

100 công cụ giúp Doanh nghiệp làm Marketing hiệu quả

 

Đối với một người làm marketing, tìm được những công cụ marketing thích hợp có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn cho công việc. Chúng có thể giúp bạn rất nhiều từ quản lý, lên lịch, trao đổi liên lạc đến nhiều mục đích khác. Khi đã quen thuộc với những công cụ này, chúng sẽ là những trợ thủ đắc lực không thể thiếu trong công việc hàng ngày của bạn.

 

Dưới đây là 100 công cụ marketing phổ biến mà bạn không thể bỏ qua. Chúng được phân loại theo từng nhiệm vụ cụ thể với một mô tả ngắn.

 

Quản lý dự án

 

Những công cụ dưới đây sẽ giúp bạn tổ chức và quản lý các dự án lớn nhỏ khác nhau.

 

Asana

 

Asana là công cụ giúp các đội ngũ làm việc với nhau một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

 

Trello

 

Với các bảng và thẻ, Trello giúp bạn tổ chức và quản lý các dự án một cách gọn gàng và nhanh chóng.

 

Basecamp

 

Basecamp là công cụ quản lý dự án đơn giản và thường được các agency sử dụng.

 

Evernote

 

Evernote là công cụ ghi chú với nhiều chức năng vượt trội, bạn cũng có thể sử dụng nó để theo dõi tiến độ các dự án.

 

Harvest

 

Harvest là công cụ theo dõi thời gian biểu cho phép bạn dùng thời gian để làm nhiều việc hơn thay vì để lên lịch.

 

Todolist

 

Có thể bạn nghĩ To-do list là một công cụ lỗi thời, nhưng Todoist sẽ thay đổi suy nghĩ đó của bạn.

 

6


Trao đổi thông tin

 

Bên cạnh điện thoại, những công cụ sau vô cùng hữu ích giúp bạn liên lạc và trao đổi với đồng nghiệp hoặc khách hàng.

 

Slack – Slack là công cụ chat nổi tiếng có mặt trên các nền tảng phổ biến giúp việc trao đổi thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, bạn có thể kết nối Slack với nhiều ứng dụng phổ biến như Trello, Google Drive.

 

HipChat – HipChat là một công cụ chat nhóm khác cho phép bạn chia sẻ file và tương tác với các ứng dụng phổ biến bên ngoài.

 

Join.me Nếu bạn thường xuyên phải tổ chức các cuộc họp online thì Join.me là một lựa chọn đáng để cân nhắc.

 

Google + Hangouts

 

Hầu như mọi người đều có cho mình một tài khoản Google, vì thế bạn đừng bỏ lỡ cơ hội dùng thử Google Hangouts. Đây là một công cụ video chat dễ sử dụng và tiện lợi.

 

Xem và lên lịch

 

Những công cụ không thể thiếu để lên lịch và sắp xếp các sự kiện như họp hành, gặp gỡ.

 

Calendly – Calendly đồng bộ các sự kiện trên các ứng dụng lịch sẵn có và cho phép bạn lên các cuộc hẹn một cách nhanh chóng.

 

Doodle – Doodle giúp việc lên lịch trở nên đơn giản và dễ dàng, nhất là khi bạn cần tổ chức một cuộc họp cho nhiều người.

 

CoSchedule – CoSchedule là một công cụ quản lý lịch biên tập được xây dựng hướng đến các content marketer. Công cụ này cho phép bạn quản lý những người viết bài trong và ngoài công ty. Bạn cũng có thể đăng bài trực tiếp lên WordPress hoặc các trang mạng xã hội ngay tại CoSchedule.

 

WordPress Editorial Calendar Plugin Plugin này cho phép bạn quản lý và lên lịch đăng bài cho các nội dung trên trang WordPress của bạn.

 

 

7


 

Gather Content Gather Content cung cấp công cụ giúp bạn lên kế hoạch, quản lý và xuất bản nội dung website một cách dễ dàng.

 

Search engine optimization (SEO)

 

Nếu bạn thường xuyên phải tìm kiếm các từ khoá phù hợp cho một chiến dịch content marketing, những công cụ sau là những trợ thủ đắc lực cho bạn.

 

Moz’s Open Site Explorer Open Site Explorer cho phép bạn xác định những cơ hội tạo liên kết thông qua thông tin từ backlink, những trang xếp hạng cao, và các hoạt động trên mạng xã hội.

 

Screaming Frog Screaming Frog là công cụ thu thập nội dung website, rất hữu ích trong việc đánh giá và phân tích SEO của một trang web.

 

SEMRush SEMRush là công cụ phân tích giúp bạn xem những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất và xếp hạng trang web của bạn so với các đối thủ.

 

Yoast Yoast cung cấp nhiều tiện ích cho SEO. Trong số đó có hai plugin WordPress nổi tiếng về SEO và Google Analytics.

 

Google Keyword Planner Một công cụ miễn phí của Google cho phép bạn xác định được số lượt tìm kiếm của từ khoá và lên kế hoạch cho chiến dịch marketing của mình.

 

WordStream’s Keyword Tool – WordStream’s Keyword Tool cũng tương tự như của Google Keyword Planner nhưng nó còn đánh giá giúp bạn những từ khoá khả thi và mang tính cạnh tranh cao.

 

UberSuggest UberSuggest cung cấp danh sách những từ khoá tìm kiếm liên quan đến từ khoá trước đó, khá hữu ích trong việc tìm kiếm từ khoá mới.

 

Content marketing

 

Những công cụ sau sẽ giúp bạn về ý tưởng nội dung, lên kế hoạch nội dung và những công đoạn liên quan trong content marketing.

 

 

 

 

 

8


 

BuzzSumo BuzzSumo cho phép bạn tìm kiếm những nội dung được chia sẻ nhiều nhất đối với một số chủ đề xác định, giúp bạn phát hiện ra những loại nội dung và nguồn nội dung nào hoạt động hiệu quả trong quá khứ.

 

Feedly Feedly là một công cụ đọc RSS đơn giản, quen thuộc với giao diện dễ nhìn.

 

Inbound.org Inbound.org là một cộng đồng lớn, nơi chia sẻ những câu hỏi và bài viết bổ ích về inbound marketing.

 

Reddit Reddit là một diễn đàn lớn với nhiều chủ đề khác nhau. Đây là một nơi tuyệt vời để đặt câu hỏi và tìm kiếm ý tưởng mới.

 

UberFlip UberFlip giúp bạn tập trung tất cả nội dung videos, hình ảnh, mạng xã hội và eBook vào cùng một chỗ.

 

Quora Quora là một nơi để mọi người đặt câu hỏi. Bạn có thể tìm được nhiều ý tưởng mới hoặc những câu trả lời từ các chuyên gia nổi tiếng.

 

Kapost Kapost là một giải pháp phần mềm content marketing cho phép bạn dễ dàng lên lịch nội dung và làm việc nhóm hiệu quả.

 

Viết bài và tạo nội dung

 

Các công cụ dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao kĩ năng viết lách và sáng tạo nội dung.

 

Grammarly Grammarly là một ứng dụng kiểm tra ngữ pháp tiếng Anh trực tiếp trên trình duyệt hoặc Microsoft Office. Đây là một công cụ hữu ích giải quyết các vấn đề liên quan đến ngữ pháp như cấu trúc câu, dấu câu hay lỗi chính tả.

 

Hemingway App Mục đích của Hemingway App là đánh giá khả năng dễ đọc của một văn bản tiếng Anh.

 

Google Docs Google Docs là một ứng dụng chỉnh sửa văn bản tuyệt vời sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Nó cung cấp nhiều chức năng hữu ích khi làm việc nhóm như góp ý, sửa lỗi và xem các phiên bản chỉnh sửa..

 

WordPress Có lẽ bạn không quá xa lạ với cái tên này, WordPress là hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất hiện nay.

 

 

9


 

Portent Idea Generator for Writer’s Block – Đây là một công cụ giúp bạn tạo ra những dòng tiêu đề thú vị khi bạn bị bí ý tưởng.

 

Emotional Marketing Value Headline Analyzer Một công cụ thú vị phân tích cảm xúc của người đọc khi họ nhìn thấy dòng tiêu đề của bạn.

 

Mạng xã hội

 

Trong thời buổi mạng xã hội phát triển rầm rộ như hiện nay thì những công cụ sau rất đáng để bạn quan tâm.

 

Buffer – Buffer là một công cụ cho phép bạn chia sẻ và lên lịch chia sẻ cùng lúc nội dung trên nhiều trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Google+,

 

LinkedIn.

 

Sprout Social Sprout Social giúp bạn chia sẻ nội dung trên các trang mạng xã hội và phân tích kết quả đạt được.

 

Discover.ly Discover.ly là một tiện ích mở rộng của Google Chrome, nó cho phép bạn xem những nội dung đang được chia sẻ trên các trang mạng xã hội khi bạn lướt web.

 

Nuzzel Nuzzel thu thập những bài viết và liên kết mà bạn bè của bạn đang chia sẻ trên các trang mạng xã hội và xếp hạng chúng dựa trên số lượt chia sẻ.

 

Studio for Instagram Studio cho phép bạn chỉnh sửa nội dung trước khi chia sẻ chúng trên Instagram.

 

IFTTT IFTTT là từ viết tắt của “If this, then that”. Nó cho phép bạn tạo ra những công thức tự động hoá các thao tác bạn thường làm. Ví dụ, bạn có thể tạo một công thức tự động chia sẻ bài viết lên Twitter mỗi khi có bài mới được đăng.

 

Moz’s FollowerWonk FollowerWonk giúp bạn đào sâu các phân tích của Twitter để có cái nhìn rõ hơn về những người đang theo dõi trang Twitter của bạn.

 

SocialBro – SocialBro mang đến những phân tích và công cụ giúp bạn lập nên những chiến lược đầy đủ và hiệu quả cho Twitter.

 

 

 

10


Hình ảnh

 

Nếu bạn thường xuyên sử dụng ảnh chụp cho các bài viết trên blog, mạng xã hội hoặc những công việc khác thì những thư viện ảnh sau sẽ giúp bạn.

 

StockSnap StockSnap cung cấp những ảnh chụp hoàn toàn miễn phí và bạn cũng không cần bận tâm về vấn đề bản quyền khi sử dụng chúng.

 

Death to Stock Photos Khi bạn đăng ký sử dụng Death to Stock Photos, bạn sẽ

 

nhận được những hình ảnh miễn phí đính kèm trong email vào mỗi tháng. Trong

 

trường hợp bạn muốn truy cập toàn bộ thư viện hình ảnh, bạn có thể đăng ký tài khoản

 

cao cấp.

 

MorgueFile – MorgueFile lưu trữ những hình ảnh miễn phí chất lượng cao cho bạn sử dụng cho các nhu cầu như minh hoạ, thiết kế, hoặc marketing.

 

Unsplash – Unsplash đăng những ảnh chụp chất lượng cao vào mỗi ngày và cho phép bạn tìm kiếm những hình ảnh cũ hơn cho bất kỳ mục đích sử dụng nào.

 

Twenty20 Twenty20 là một thư viện ảnh chụp của cộng đồng người yêu thích nhiếp ảnh. Tất cả hình ảnh đều được chụp từ thực tế, không hề trải qua việc dàn dựng.

 

Stocksy Stocksy cung cấp cho bạn nhiều hình ảnh đẹp về các khoảnh khắc trong cuộc sống với một mức giá vừa phải.

 

Tạo hình ảnh

 

Những công cụ sau đây rất thích hợp cho việc tạo những hình ảnh để sử dụng cho blog, email, mạng xã hội và những ứng dụng khác.

 

Canva Canva là một công cụ tạo hình ảnh rất dễ sử dụng có thể giúp bạn tạo nhanh những hình ảnh thú vị và kích thích cho hầu hết các mục đích online marketing.

 

PicMonkey PicMonkey là công cụ chỉnh sửa ảnh cho phép bạn chỉnh sửa, thiết kế, và cải thiện những hình ảnh dùng trong marketing.

 

Meme Generator Nếu thường xuyên sử dụng Internet, bạn sẽ không xa lạ gì với meme. Meme Generator giúp bạn tạo nhanh những hình ảnh châm biếm, vui nhộn cho blog và các chiến dịch marketing.

 

11


 

Pablo by Buffer Pablo cho phép bạn tạo nhanh hình ảnh dùng trên các trang mạng xã hội chỉ với 30 giây thời gian.

 

BeFunky BeFunky là công cụ chỉnh sửa hình ảnh và thiết kế đồ hoạ dễ sử dụng dành cho marketer và người yêu thích sáng tạo.

 

Tableau Tableau có thể giúp bạn minh hoạ các dữ liệu số thành các biểu đồ dễ quan sát.

 

Email marketing & các công cụ hỗ trợ

 

Những công cụ dưới đây rất hữu ích cho các chiến dịch email marketing của bạn.

 

Campaign Monitor Campaign Monitor cung cấp một phần mềm email marketing trực quan, dễ sử dụng giúp bạn dễ dàng tạo, gửi, và đo lường kết quả của các chiến dịch email marketing.

 

Email Monks Email Monks cung cấp dịch vụ thiết kế mẫu email, newsletter và viết code HTML cho email.

 

CognitoCRM CognitoCRM là một ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng (CRM) toàn diện. Ngoài ra, nó còn cung cấp công cụ hỗ trợ email marketing rất tốt.

 

Litmus – Litmus đồng bộ với Campaign Monitor và giúp bạn kiểm tra những chiến dịch email marketing gửi đi nhằm phát hiện lỗi và những chỗ cần cải thiện.

 

Campaign Monitor Dashboard for WordPress Một plugin giúp bạn quan sát danh sách subscriber của Campaign Monitor ngay trong WordPress.

 

Boomerang for Gmail Boomerang giúp bạn quản lý khi nào gửi và nhận email trên Gmail.

 

Phân tích Web

 

Thông tin rất quan trọng đối với một marketer, những công cụ sau giúp bạn phân tích hành vi truy cập website của người dùng: họ đến từ đâu, họ ở lại bao lâu và họ làm những gì khi vào website của bạn…

 

 

 

 

12


 

Google Analytics Google Analytics là một công cụ vô cùng quen thuộc cho phép bạn xem nhiều thông tin của người dùng khi truy cập website của bạn.

 

Dasheroo Dasheroo là một giải pháp cung cấp một trang tổng quan cho phép bạn xem nhanh các KPI.

 

KISSmetrics KISSmetrics là giải pháp phân tích dựa trên người dùng giúp bạn hiểu rõ hơn về những người truy cập website của bạn.

 

Localytics Với Localytics, bạn có thể đánh giá sự tương tác trên điện thoại trong suốt một vòng đời của người dùng.

 

Clicky Clicky cung cấp công cụ phân tích web theo thời gian thực để giúp bạn theo dõi, phân tích, và phản ứng trước các lượt truy cập đến trang web.

 

Raven Raven là một sự lựa chọn đáng giá cho các agency, nó giúp bạn tạo ra những bản báo cáo marketing thu hút, chi tiết và dễ hiểu.

 

Thu hút khách hàng

 

Những công cụ sau sẽ giúp bạn trao đổi với khách hàng nhằm lấy phẩn hồi để cải thiện trải nghiệm của họ.

 

Help Scout Help Scout là một phần mềm chăm sóc khách hàng đơn giản đồng bộ với email để giúp việc trao đổi với khách hàng dễ dàng hơn.

 

Groove HQ Groove HQ là tiện ích hỗ trợ khách hàng trực tuyến đơn giản giúp bạn mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.

 

Wootric Wootric cung cấp công cụ Net Promoter Score (NPS) giúp bạn phân tích cảm xúc khách hàng ở những giai đoạn quan trọng trong vòng đời của họ.

 

GetFeedback GetFeedback giúp bạn tạo một bản khảo sát trực tuyến dễ dàng, xem được trên điện thoại.

 

Intercom Intercom là giải pháp phần mềm giúp đội ngũ của bạn trao đổi trực tiếp với khách hàng ở bất cứ nơi đâu, trên bất kỳ nền tảng nào.

 

 

 

 

13


Trò chuyện trực tiếp

 

Muốn một hệ thống chat trực tuyến trên trang web, hãy xem qua những công cụ sau.

 

LiveChat LiveChat là một phần mềm chat trực tuyến cài đặt đơn giản và đầy đủ tuỳ chỉnh, rất hữu ích cho dịch vụ chăm sóc khách hàng.

 

Userlike Userlike cung cấp một ứng dụng chat trực tuyến với thiết kế trực quan ngay trên website.

 

Olark Olark cung cấp thông tin về tương tác của khách hàng trên website của bạn, ví dụ như họ đang mua gì, và hỗ trợ luôn cả tiện ích chat trực tuyến.

 

SnapEngage SnapEngage cung cấp một ứng dụng chat trực tuyến tuỳ chỉnh đa dạng có thể tương tác với nhiều công cụ khác như Basecamp, Salesforce…

 

Tối ưu conversion

 

Những công cụ sau sẽ giúp website của bạn tối ưu khả năng chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng.

 

UserTesting Có bao giờ bạn tự hỏi người dùng tương tác với website của bạn như thế nào? UserTesting ghi lại tương tác của từng người dùng trên website của bạn và cung cấp những dữ liệu chi tiết về UX.

 

Unbounce Unbounce cho phép bạn xây dựng những trang landing page tuyệt vời và dễ dàng A/B test những thành phần trên đó.

 

LeadPages LeadPages là một công cụ tạo landing page dễ sử dụng với nhiều trang mẫu cho bạn lựa chọn.

 

Optimizely Optimizely là một công cụ A/B testing cho phép bạn kiểm tra những sự thay đổi nào hoạt động hiệu quả nhất.

 

Crazy Egg CrazyEgg là một ứng dụng tạo bản đồ điểm nóng thể hiện các hành vi tương tác của người dùng trên website của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

14


Webinars

 

Những công cụ sau cho phép bạn phát sóng và chia sẻ Webinars.

 

GoToWebinar GoToWebinar là công cụ webinar đầy đủ bao gồm các công cụ như đăng ký, phân tích và khảo sát.

 

Blab Blab cho phép bạn phát sóng trực tiếp những đoạn hội thoại và chat, giúp bạn dễ dàng tổ chức một webinar hoặc một buổi thảo luận.

 

WebinarJam WebinarJam là một ứng dụng webinar mạnh mẽ với chi phí phải chăng, nó sử dụng Google+ Hangouts để thu và chia sẻ webinar.

 

ReadyTalk ReadyTalk cung cấp công nghệ cho webinar và các hội nghị giúp bạn chia sẻ thông tin chi tiết về khách hàng, đối tác và đồng nghiệp.

 

Google+ Hangouts Với chức năng chia sẻ video và chat trực tuyến, Google+ Hangouts là công cụ đơn giản nhất để tổ chức một buổi trò chuyện trực tuyến hoặc webinar.

 

PR và quảng bá

 

Những công cụ sau sẽ giúp bạn quảng bá công ty, các chiến dịch marketing, và những thứ khác.

 

Help a Reporter Out (HARO) HARO kết nối bạn với các phóng viên đang viết về nhiều chủ đề khác nhau và đang tìm kiếm nguồn tin.

 

LittleBird Little Bird cung cấp công cụ giúp bạn tìm kiếm những người có sức ảnh hưởng có thể giúp bạn quảng bá thương hiệu.

 

Google Alerts Google Alerts có thể gửi bạn email hoặc thông báo khi thương hiệu của bạn được nhắc đến trên internet.

 

Cision/ Ninjaoutreach Cision và Ninjaoutreach là một giải pháp phần mềm PR bao gồm xây dựng danh sách media, quản lý media, phân tích và nhiều thứ khác.

 

 

 

 

 

 

 

15


 

BuzzStream BuzzStream là một giải pháp phần mềm tương tự như CRM giúp bạn quản lý thông tin của blogger, website, tài khoản mạng xã hội của những cá nhân, tổ chức có thể giúp bạn quảng bá thương hiệu ra bên ngoài.

 

Rapportive Rapportive là một tiện ích mở rộng của Chrome mang đến thông tin đầy đủ về những người gửi email cho bạn.

 

Quảng cáo

 

Twitter Ads Twitter Ads là một cách tuyệt vời để nhắm đến các đối tượng khách hàng của bạn trên Twitter.

 

Facebook Ads Facebook Ads cung cấp khả năng cực kì ấn tượng để đưa thương hiệu của bạn và những nội dung bạn tạo ra đến với những đối tượng khách hàng mục tiêu.

 

LinkedIn Ads LinkedIn Ads là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những công ty B2B tìm kiếm cách quảng bá thương hiệu và tìm kiếm khách hàng mới.

 

Google AdWords Google AdWords là một công cụ mà bất cứ marketer nào cũng phải biết cách sử dụng nếu như muốn thu hút những người thường hay tìm kiếm trên Google.

 

Bing Ads Mặc dù Bing không được nổi tiếng như Google, nhưng Bing Ads có thể mang đến cho bạn nhiều giá trị cho công ty của bạn với mức giá hợp lý.

 

Freelancers & tư vấn

 

Clarity Clarity kết nối bạn với những chuyên gia, công ty khởi nghiệp, nhà tư vấn và freelancer trong ngành, những người sẵn sàng trao đổi với bạn qua điện thoại với một khoảng phí nho nhỏ.

 

HourlyNerd HourlyNerd kết nối những doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp nhỏ với những chuyên gia, những người có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên và sự hiểu biết với một mức phí phù hợp.

 

LinkedIn LinkedIn nổi tiếng trong việc tìm kiếm những chuyên gia trong hầu hết lĩnh vực có thể giúp đỡ bạn.

 

16


 

Khi nắm vững trong tay những công cụ marketing phù hợp, bạn sẽ thấy công việc của bạn tăng cao hiệu suất và hiệu quả hơn bao giờ hết. Đừng ngần ngại dùng thử chúng để phát hiện những điều kì diệu mà chúng có thể mang đến cho bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17


Nguồn tài liệu tham khảo

 

1.      Tài liệu từ Hoàng Bá Tầu – Co-Founder Success Ocean

 

2.      Tài liệu từ chuyên gia Nguyễn Tất Kiểm

 

3.      Tài liệu từ Chuyên gia Nguyễn Quang Ngọc

 

4.      Tác giả Vince Tan

 

5.      Website: khoahochay.vn

 

6.      Internet

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Không có nhận xét nào:

Marketing online

Đào tạo AI Chatbot: Hướng dẫn từng bước [2025]

  Hướng dẫn này cung cấp quy trình toàn diện, từng bước để đào tạo chatbot AI cho dịch vụ khách hàng. Với  sự hỗ trợ 24/7  đang trở nên quan...